Học tập quá tải khiến cơ thể và trí óc của bạn đều bị suy nhược, từ đó sẽ kéo theo cảm giác chán nản trì trệ. Lúc này, bạn sẽ càng khó để tập trung ôn luyện hiệu quả bởi khi chán nản, chúng ta thường có xu hướng chẳng muốn làm gì cả. Do đó, làm gì cũng cần có điểm dừng!

Thói quen học tập ở nhà của bạn có thể ảnh hưởng đến điểm số của các bài kiểm tra, bài thi. Bạn có thường xuyên hoàn thành đúng thời gian với bài tập của mình? Có cảm thấy mệt mỏi, hoặc buồn chán khi nói về bài tập về nhà? Bạn có thể thay đổi tất cả những điều này bằng cách chăm sóc tốt hơn cho tinh thần và thể chất. Đồng thời cũng đừng quên tạo những thói quen tốt, giúp việc làm học tập ở nhà dễ dàng hơn.

 1. Tạo lập kế hoạch học tập

Bạn có biết, nếu học không có mục tiêu, kế hoạch có thể giảm thiểu điểm số của bạn. Muốn thành công ở bất kì công việc nào cũng đòi hỏi bạn phải có mục tiêu và có kế hoạch thực hiện một cách rõ ràng. Vậy nên, hãy tự kiểm soát việc học của mình. Bạn hãy lập một danh sách tất cả những việc mà bạn cần phải làm, sau đó chia nhỏ khối lượng công việc thành những phần nhỏ hơn, dễ hoàn thành hơn. Chúng ta nên có một thời gian biểu hợp lý, tuyệt đối đừng ôm đồm quá nhiều môn học vào một khoảng thời gian ngắn, bạn sẽ rất dễ... loạn kiến thức.

2. Thường xuyên thực hành các kiến thức đã học

Cách tốt nhất để đạt kết quả cao trong kì thi là liên tục thực hành những kiến thức đã học và làm các bài thi thử. Học không chỉ là lưu trữ kiến thức rồi để đó, mà cần đi đôi với thực hành, làm bài nhiều thì mới có thể nhớ kỹ, nhớ lâu. Có thể bạn chưa biết, thực hành khi học có thể tạo cảm giác thích thú, giúp bạn có động lực tìm hiểu các kiến thức hơn. Những hoạt động kết hợp sẽ nâng cao hiệu quả ghi nhớ.

3. Tìm một người bạn đồng hành

Các bài kiểm tra thử là cách tốt nhất để chuẩn bị cho kỳ thi, nhưng chiến lược này hiệu quả nhất khi bạn có một người bạn cùng học, cùng ôn luyện và giải đáp những câu hỏi. Một người bạn học cùng có thể giúp bạn bằng nhiều cách. Thêm nữa học cùng với một người bạn có thể tạo động lực lớn để học tập ngay từ đầu, đặc biệt nếu bạn có khuynh hướng chán nản khi học một mình. Các bạn sẽ thúc đẩy lẫn nhau cùng học tập và giảm khả năng trì hoãn.

4. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là một khoảng thời gian nghỉ ngơi của bạn sau khi cơ thể đã phải làm việc rất nhiều. Giấc ngủ cũng có thể giúp bạn học tập tốt hơn, giảm bớt căng thẳng và giúp bạn có một tinh thần thật thoải mái vào ngày hôm sau. Đây cũng chính là lý do vì sao bạn nên có giấc ngủ ngon!

5. Cải thiện thói quen ăn uống 

Bạn có cảm thấy thường xuyên mệt mỏi hoặc chóng mặt? Đôi khi muốn thực hiện nhiều kế hoạch học tập nhưng cảm thấy không có năng lượng, mệt mỏi thì bạn có thể nâng cao sức khỏe bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Những bữa ăn thất thường không đủ chất dinh dưỡng hay bỏ buổi sáng thường xuyên gây ra nhiều tác hại hơn bạn tưởng. Do đó, hãy cố gắng nấu nướng, ăn uống đầy đủ và đừng quên buổi sáng. Đây cũng là cách để tự bảo vệ sức khỏe của bạn một cách đơn giản và tốt nhất đấy!

6. Hãy dừng lại nếu thấy việc học bị quá tải

Học tập quá tải khiến cơ thể và trí óc của bạn đều bị suy nhược, và từ đó sẽ kéo theo cảm giác chán nản trì trệ. Lúc này, bạn sẽ càng khó để tập trung ôn luyện hiệu quả bởi khi ngã vào hố sâu của chán nản, chúng ta thường có xu hướng chẳng muốn làm gì cả. Do đó, làm gì cũng cần có điểm dừng, sau một khoảng thời gian học tập mệt mỏi quá hãy nghỉ ngơi, làm một điều gì đó tùy hứng. Đây chính là một trong những cách đẩy lùi những cảm xúc tiêu cực. 

7. Giảm thiểu nguyên nhân khách quan khiến bạn mất tập trung

 Chúng ta thường bị mất tập trung, xao nhãng việc học bởi những lý do khách quan. Ví dụ như đang học bài thì có bạn bè đến rủ đi chơi, vừa học thì điện thoại có tin nhắn... Những việc này đều nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta và để hạn chế tối đa tình trạng này chỉ còn cách đặt kỉ luật học tập lên hàng đầu. Bạn ấn định một khoảng thời gian để học bài và trong khoảng thời gian đó bạn loại bỏ tất cả những điều chi phối, trừ khi có việc rất quan trọng. 

 

Nguồn: ttvn.vn

Tags