Cà phê chiều thứ bảy “Vấn đề không phải là bạn sống bao lâu, mà là ở việc bạn chạy trong đường chạy cuộc sống như thế nào. Đã là chạy thì phải có đích đến. Bạn đã đang chạy trong cuộc sống của mình với một mục đích rõ ràng chưa?”

Có thể bạn chưa từng nghe nói về Fred Lebow! Đó chỉ là một người bình thường, thậm chí còn hơi yếu hơn mức bình thường. Có một lần, anh tới gặp bác sĩ và nói rằng mình lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi. Bác sĩ khuyên anh nên tập chạy bộ.

Fred nhanh chóng yêu thích môn thể thao này! Nó làm anh khoẻ lên thấy rõ, lại có thể gặp gỡ được nhiều người trên đường chạy nữa. Khi tham gia cuộc chạy bộ đầu tiên, Fred anh chiến thắng được đúng… một đối thủ, lại là một… cụ già 72 tuổi! Nhưng không hề gì, Fred vẫn cứ yêu môn chạy bộ!

Rồi Fred quyết định làm những gì mình thích và cho là đúng. Anh tham gia Câu lạc bộ Những người chạy bộ trên đường phố New York và đứng ra tổ chức cuộc đua marathon đầu tiên của thành phố New York. Rất khó khăn và cực kỳ vất vả, nhưng những gì Fred thực sự mong muốn có thể khuyến khích nhiều người cùng tham gia môn thể thao ít tốn kém nhưng rất có ích này, và đưa mọi người xích lại gần nhau.

Fred tin rằng bất kỳ ai cũng có thể chạy: mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ, mọi quốc gia…

Nhưng không phải tất cả mọi người ở New York đều phấn khởi với việc người ta cứ “chạy rầm rập” ngang qua chỗ mình ở. Có lần, một nhóm thanh niên dữ dằn đến gặp Fred và cảnh báo anh rằng không một ai được chạy qua khu họ ở.

“Tuyệt lắm” – Fred hồ hởi – “Tôi đang cần một số người bảo vệ những vận động viên chạy qua khu vực các bạn sống, và đứng chỉ đường để các vận động viên khỏi chạy nhầm và vô tình làm hỏng bất kỳ cái gì của khu phố. Các bạn đúng là những người thích hợp đấy”.

“Vấn đề không phải là bạn sống bao lâu, mà là ở việc bạn chạy trong đường chạy cuộc sống như thế nào. Đã là chạy thì phải có đích đến. Bạn đã đang chạy trong cuộc sống của mình với một mục đích rõ ràng chưa?”

Anh hào hứng đưa cho họ mỗi người một cái áo, một áo khoác và một cái mũ. Năm đó, khi đội marathon chạy qua khu vực gần nơi họ sống, chính những cậu thanh niên này lại tự hào đứng bảo vệ và chỉ hướng cho các vận động viên trên đường chạy.

Năm 1990, Fred khi ấy đã 58 tuổi, và ông biết rằng mình bị một khối u não. Năm 1992, ông chạy cuộc đua cuối cùng của mình. Ông vượt qua vạch đích, nắm chặt tay người bạn thân. Ông mất năm 1994, và lễ truy điệu ông diễn ra ở vạch đích của đường chạy marathon NYC đã có 3.000 người đến dự và khóc.

Để ghi nhớ những gì Fred đã làm, người ta đúc một bức tượng bằng đồng hình Fred mặc trang phục chạy bộ, đang nhìn đồng hồ bấm giờ, và từ năm 2001, bức tượng được đặt cố định ở Công viên Trung tâm của thành phố New York. Tuy nhiên, hàng năm bức tượng đều được đưa tới đặt ở cạnh vạch đích của đường chạy marathon NYC.

Bởi nhờ có Fred mà ngày nay, hơn 28.000 người đủ mọi trình độ và quốc tịch đều tham gia vào cuộc chạy marathon NYC danh tiếng hàng năm. Thậm chí, năm 2004, nó đã trở thành cuộc marathon lớn nhất thế giới với 36.544 người về đích.

Định mệnh đã dành cho Fred, cũng như mỗi chúng ta, một cuộc đua hữu hạn, nhưng Fred chẳng hề phiền muộn, bởi ông cho rằng: “Vấn đề không phải là bạn sống bao lâu, mà là ở việc bạn chạy trong đường chạy cuộc sống như thế nào. Đã là chạy thì phải có đích đến. Bạn đã đang chạy trong cuộc sống của mình với một mục đích rõ ràng chưa?”

Tags